Tin tức

Trở về

Chính sách năng suất trong kỷ nguyên Công nghiệp 4.0

“Với những tiến bộ vượt bậc trong công nghệ tạo nên nền kinh tế tương lai, chúng ta cần suy nghĩ lại về việc xây dựng các chương trình năng suất quốc gia

Phiên họp lần thứ 58 của Lãnh đạo các Tổ chức Năng suất quốc gia APO (APO WSM 2017) đã diễn ra tại Seoul để xem xét lại các sáng kiến cho năm 2018 và thảo luận về kế hoạch hoạt động cho giai đoạn 2019 – 2020 của Tổ chức Năng suất Châu Á (APO).
Các quốc gia trong khu vực Châu Á Thái Bình Dương cần tăng tốc và chuẩn bị cho quá trình chuyển đổi sang kỷ nguyên Công nghiệp 4.0, thời kì được dự đoán là sẽ tác động lớn tới nền kinh tế và năng suất của khu vực. “Với những tiến bộ vượt bậc trong công nghệ tạo nên nền kinh tế tương lai, chúng ta cũng cần suy nghĩ lại về việc chúng ta có thể xây dựng các chương trình năng suất quốc gia cho các nước thành viên như thế nào,” Tổng thư kí APO – Ông Santhi Kanoktanaporn chia sẻ tại buổi khai mạc phiên họp APO WSM lần thứ 58 tại Seoul, Hàn Quốc.

 

(từ trái qua phải) Tổng thư kí APO Santhi Kanoktanaporn, Thứ trưởng Bộ Thương mại, Công nghiệp và Năng lượng Hàn Quốc Gunsu Park và Chủ tịch Trung tâm Năng suất Hàn Quốc (KPC) Soon Jick Hong tại APO WSM 2017 - Seoul, Hàn Quốc

 

Nhấn mạnh nhu cầu đối với các thành viên APO để nắm bắt được các cơ hội, ông Santhi khẳng định sự biến mất của những ngành nghề cũ và xuất hiện ngành nghề mới là điều bất biến từ khi khai sinh nền kinh tế hiện đại, và Cách mạng công nghiệp (CMCN) 4.0 cũng sẽ không phải là ngoại lệ. “Mặc dù khó có thể tưởng tượng được rằng cuộc cách mạng công nghệ sẽ loại bỏ vai trò của con người, chúng ta cần hiểu rõ những yếu tố then chốt của việc thay đổi trước khi xu hướng này phát triển. Chỉ khi chúng ta có thể phát triển chiến lược để xây dựng sự linh hoạt trong chính sách, nhằm đảm bảo rằng nền kinh tế đã được chuẩn bị sẵn sàng cho cuộc chuyển đổi sang nền kinh tế số”, ông Santhi nhấn mạnh.
Trong diễn văn khai mạc, Thứ trưởng Bộ Thương mại, Công nghiệp và Năng lượng Hàn Quốc Gunsu Park cho rằng việc áp dụng các công nghệ gần đây như Internet of Things, Big Data và trí tuệ nhân tạo (AI) đã làm thay đổi vấn đề tăng năng suất, "Việc tăng cường đáng kể giá trị gia tăng thông qua những dịch vụ mới như tăng tính chính xác trong khả năng dự báo và phản ứng dự phòng, cũng như tối đa hóa hiệu quả trong từng yếu tố đầu vào riêng lẻ đã trở nên phổ biến trong việc tăng cường năng suất.” 
Khẳng định vai trò của APO và NPOs đang trở nên quan trọng hơn bao giờ hết khi cuộc Cách mạng Công nghiệp lần thứ 4 lan rộng khắp châu Á, cũng như thúc đẩy tăng năng suất và tăng trưởng kinh tế, ông Gunsu Park đưa ra yêu cầu xây dựng một mô hình năng suất mới phù hợp với kỷ nguyên của siêu kết nối hay thúc đẩy trí tuệ bởi Cách mạng Công nghiệp lần thứ 4.
Thứ trưởng Park cũng chia sẻ việc Chính phủ Hàn Quốc và cộng đồng doanh nghiệp đã đưa ra Sáng kiến Sản xuất 3.0 vào năm 2013 trước khi nói tới CMCN lần thứ 4. "Điều này đã khởi xướng phong trào đổi mới công nghiệp để hỗ trợ cải tiến năng suất của các DNNVV. Xây dựng nhà máy thông minh thông qua sự hội tụ của sản xuất và ICT là một thành tựu quan trọng của phong trào đổi mới ngành công nghiệp tại Hàn Quốc. Mô hình này đã được áp dụng cho 2.800 nhà máy thông minh vào cuối năm 2016, và mục tiêu là hỗ trợ 20.000 doanh nghiệp vào năm 2022 ", ông Thứ trưởng cho biết.
Tại phiên khai mạc, Chủ tịch Trung tâm Năng suất Hàn Quốc Soon Jick Hong cho biết, thế giới “đang đứng trước bước ngoặt trong lịch sử nhân loại", với sự cạnh tranh gay gắt của các nước tiên tiến để thống trị giai đoạn CMCN lần thứ 4. Ông Soon Jick Hong đánh giá cao đóng góp của APO trong việc mở rộng cơ hội hợp tác và phát triển kinh tế - xã hội của các thành viên: “Việc tận dụng ưu thế của những thay đổi này để đạt được bước nhảy vọt là vô cùng cần thiết đối với Hàn Quốc cũng như các nước thành viên APO.”
Phiên họp APO WSM 2017 diễn ra trong ba ngày, với sự tham dự của đại diện Tổ chức Năng suất các quốc gia, đại diện nông nghiệp và cố vấn từ 19 nước thành viên APO cùng với các quan sát viên từ các tổ chức quốc tế. Phiên họp được tổ chức nhằm hoạch định chiến lược về chương trình của APO và xem xét các sáng kiến để đảm bảo rằng APO và các NPOs đáp ứng được nhu cầu phát triển kinh tế của các nước thành viên một cách hiệu quả. Trong đó, một trong những chiến lược trọng tâm của APO là xây dựng một không gian lưu trữ cho các quốc gia thành viên, cho phép họ dự đoán những thay đổi trong môi trường năng động toàn cầu.

 

Ảnh: Đại biểu APO WSM 2017 tại Seoul, Hàn Quốc