Tin tức

Back

Hiệp định CPTPP chính thức ký kết- ngành dệt may hưởng lợi nhiều nhất?

Trong một công bố được đưa ra ngày 9/3/2018, Ngân hàng Thế giới (WB) tại Việt Nam đánh giá CPTPP sẽ góp phần làm tăng thêm 1,1% GDP cho Việt Nam tính đến năm 2030. Nếu chỉ cần tăng năng suất vừa phải thì CPTPP sẽ góp phần làm tăng GDP thêm tới 3,5%. Trong số những ngành hàng cụ thể, dệt may là một trong số những ngành hàng được hưởng lợi nhiều nhất từ CPTPP.

CPTPP dự kiến sẽ mang lại lợi ích cho mọi nhóm thu nhập, nhưng những lao động có tay nghề cao và thuộc nhóm có thu nhập 60% từ trên xuống sẽ được hưởng lợi nhiều hơn. Ngoài ra, dự kiến tăng trưởng đầu tư nước ngoài cũng sẽ kéo theo tăng trưởng ngành dệt may và tăng năng suất lao động. Các doanh nghiệp tư nhân trong nước sẽ có thêm cơ hội tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu và nhờ vậy khuyến khích phát triển khu vực doanh nghiệp nhỏ và vừa.

Ngày 9/3/2018, Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương ( hay còn gọi là CPTPP) chính thức được ký kết tại thủ đô Santiago, Chile với sự tham gia của đại diện 11 quốc gia: Australia, Brunei, Canada, Chile, Nhật Bản, Malaysia, Mexico, New Zealand, Peru, Singapore và Việt Nam. 
 
Cuối năm 2017, sau khi Mỹ rút lui khỏi hiệp định TTP, 11 nước thành viên còn lại đã nỗ lực duy trì hiệp định này và đổi tên thành CPTPP. Theo nhiều chuyên gia, hiệp định có ý nghĩa to lớn trong công cuộc cải cách thể chế, chính sách cũng như sự điều tiết của mỗi quốc gia. Để từ đó, môi trường đầu tư kinh doanh sẽ được kỳ vọng thuận lợi hơn cho các nước tham gia, trong đó có Việt Nam.
 
CPTPP dự kiến sẽ mang lại lợi ích cho mọi nhóm thu nhập, nhưng những lao động có tay nghề cao và thuộc nhóm có thu nhập 60% từ trên xuống sẽ được hưởng lợi nhiều hơn. Ngoài ra, dự kiến tăng trưởng đầu tư nước ngoài cũng sẽ kéo theo tăng trưởng ngành dệt may và tăng năng suất lao động. Các doanh nghiệp tư nhân trong nước sẽ có thêm cơ hội tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu và nhờ vậy khuyến khích phát triển khu vực doanh nghiệp nhỏ và vừa.
 
Bà Phạm Thu Hương – Giám đốc điều hành, Công ty TNHH May Minh Trí cho biết: “Kể từ khi áp dụng mô hình văn phòng đứng, hệ thống sản xuất tinh gọn và tăng cường áp dụng công nghệ tiên tiến, xuất khẩu của doanh nghiệp tới các thị trường khó tính trong năm 2017 tăng 24% về sản lượng và 15% về giá trị so với cùng kỳ. Theo đại diện công ty, doanh nghiệp đang chuẩn bị một quy trình hiện đại hóa chiến lược để đón đầu CPTPP. Doanh nghiệp cũng xác định càng ngày càng phải tăng cường áp dụng công nghệ tiên tiến và doanh nghiệp rất kỳ vọng về sự tăng trưởng xuất khẩu của năm 2018, đặc biệt là tại các thị trường chưa có các hiệp định song phương với Việt Nam như Canada, Peru, Mexico,v.v…” (nguồn vtv.vn)
 
Nhật Bản, Australia và Canada là 3 thị trường tiềm năng cho ngành dệt may. Đặc biệt, Việt Nam vẫn còn thị phần rất lớn để hướng tới tại 2 thị trường là Autralia và Canada khi mà hiện nay, tổng giá trị xuất khẩu của chúng ta mới chỉ là khoảng 500 triệu USD trong khi mỗi thị trường này lại có giá trị lên tới 10 tỉ USD hàng hóa dệt may. Vì vậy, nếu cải thiện được thị phần của Việt Nam tại đây thì có thể đem thêm về cho dệt may Việt Nam hàng tỉ USD kim ngạch.

Ngành dệt may sẽ được hưởng lợi nhiều nhất từ CPTPP. Ảnh: Zing.vn

Sau khi CPTPP có hiệu lực, một ngành thâm dụng lao động cao như dệt may sẽ phải thay đổi, đặc biệt là chất lượng lao động trong ngành cần nâng cao hơn. Đây sẽ là yếu tố quan trọng để khẳng định được thương hiệu, chất lượng dệt may Việt Nam tại các thị trường khó tính, qua đó giúp thực hiện hóa mục tiêu của ngành đạt kim ngạch xuất khẩu 34 tỉ USD trong năm 2018 – tăng 10% so với năm 2017.
 
Thách thức lớn của năm 2018 là tính cạnh tranh sẽ rất cao. Mặc dù năm 2018 được dự báo GDP toàn cầu tăng trưởng bền vững, nhưng tổng cầu thế giới về dệt may chỉ tăng 1-2%, thậm chí là không thay đổi. Trong khi đó, các quốc gia xuất khẩu dệt may khác đều đang có phản ứng để tăng trưởng và giữ thị phần. Do vậy, để đạt được mục tiêu tăng trưởng trên 10% trong năm 2018 đòi hỏi toàn ngành dệt may phải nỗ lực lớn và có sách lược đúng đắn.