Năng suất xanh tại ấp Phú Thành, xã Tân Phú, tỉnh Vĩnh Long

Sơ lược về địa phương

ấp Phú thành thuộc vùng Đồng bằng Sông Cửu Long với mạng lưới sông rạch chằng chịt, giao thông thuỷ là chủ yếu, một số đặc điểm cơ bản của ấp như sau:

Nằm cách sông Tiền 20 km, sông Hậu 10 km, một phần của ấp giáp quốc lộ 1. Đây là nơi nằm ở trung tâm của tỉnh nên thuộc vùng trũng có độ cao trung bình 0,5-0,7 m so với mực nước biển, địa hình của ấp tương đối bằng phẳng.

- Diện tích đất tự nhiên là: 212 ha trong đó 
⇒ Diện tích cây mầu, lúa : 163 ha
⇒ Diện tích vườn :  40 ha
- Dân số: 1385 người/297 hộ dân
- Hoạt động sản xuất chính: Nông nghiệp (trồng trọt, chăn nuôi, nuôi cá)
 
Các vấn đề chính
  • Ô nhiễm nước mặt, nước ngầm do chất thải của người và động vật, do sinh hoạt và chăn nuôi chưa được quan tâm và xử lý hợp lý, chủ yếu được thải trực tiếp vào môi trường tự nhiên. Do đó gây tác động tiêu cực đến sức khoẻ con người;
  • Sử dụng nhiều phân hoá học và thuốc trừ sâu. Tập quán sản xuất ở đây sử dụng rất nhiều phân bón và thuốc trừ sâu trong trồng trọt nên đã gây ô nhiễm nguồn nước mặt, nước ngầm, và làm suy giảm độ phì nhiêu của đất;
  • Lũ lụt hàng năm ở đây gây ra nhiều vấn đề như thiếu nước sạch sử dụng cho ăn uống và sinh hoạt, nạn ô nhiễm môi trường do xác người và động vật chết sau mùa lũ.
  • Rác thải tại cộng đồng chưa được quản lý và xử lý thích hợp.

Các giải pháp được thực hiện

Giải pháp 1: Sử dụng túi lọc và hồ lọc nước hộ gia đình để giải quyết vấn đề nước sinh hoạt cho người dân;
Giải pháp 2:. Xoá bỏ hoàn toàn các cầu tiêu trên các sông rạch chính, sử dụng các túi ủ biogas, hầm biogas để giải quyết vấn đề chất thải của người và động vật;
Giải pháp 3: Hướng dẫn người dân phương pháp ủ phân (composting) để giải quyết vấn đề rác thải hữu cơ trong các hộ gia đình;
Giải pháp 4: Thiết lập hệ thống thu gom rác tại từng hộ gia đình và nơi công cộng;
Giải pháp 5: Đưa kỹ thuật IPM  vào áp dụng tại địa phương nhằm hạn chế việc sử dụng phân bón và thuốc trừ sâu hoá học; 
Giải pháp 6: Đưa kỹ thuật canh tác tự nhiên vào áp dụng thử trong chăn nuôi và trồng trọt;
Giải pháp 7: Tuyên truyền, đào tạo nâng cao nhận thức của người dân về vấn đề bảo vệ môi trường; 
Giải pháp 8: Làm nấm từ rơm sau thu hoạch nhằm tạo công ăn việc làm và tạo nguồn thu nhập mới nâng cao đời sống cho bà con.

Kết quả thu được

  • Tổ chức học tập kinh nghiệm triển khai các mô hình GP tại ấp Mỹ Khánh B, xã Thái Mỹ, huyện Củ chi với sự tham gia của 18 đại biểu
  • Tổ chức tập huấn 2 chuyên đề về phương pháp triển khai áp dụng NSX;
  • Phối hợp cùng chuyên gia địa phương tập huấn 8 chuyên đề về GP: Lắp đặt và sử dụng túi ủ khí Biogas; Nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn; Hiện trạng và giải pháp quản lý rác thải nông thôn; Phương pháp ủ phân Composting; Kỹ thuật trồng lúa năng suất cao, kỹ thuật trồng nấm rơm; Thiết kế mô hình VAC; ứng dụng IPM trên lúa;
  • Lắp đặt 16 túi ủ khí Biogas bằng Nilong (xây dựng mô hình chăn nuôi kết hợp xử lý ô nhiễm môi trường, cung cấp chất đốt sạch, tiện lợi cho nhân dân sử dụng);
  • Đầu tư 1.370 kg giống lúa mới cho khoảng 25 hộ nông dân xây dựng mô hình nhân giống lúa kết hợp IPM;
  • Đầu tư giống cho 15 hộ nông dân thực hiện mô hình trồng nấm rơm;
  • Đầu tư mô hình nuôi cá ruộng lúa, nuôi cá ao, nuôi cá kết hợp trồng rau (rau nhúc), qui mô 6 hộ nông dân. Mô hình này giúp làm giảm việc sử dụng chất hoá học tại ruộng lúa;
  • Đầu tư mô hình nuôi tôm càng xanh trong ruộng lúa, quy mô 4 ha, có 8 hộ nông dân tham gia;