Triển khai dự án Mô hình cải tiến năng suất tổng thể tại Công ty Thủy điện Đồng Nai 05

Điển hình, Công ty đã xây dựng và áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo ISO 9001:2015 và áp dụng khá đầy đủ các quy trình quy định trong vận hành khai thác nhà máy.

Bên cạnh đó, nhằm tạo môi trường làm việc ngăn nắp, khoa học, thân thiện và bền vững, công ty đã xây dựng áp dụng hiệu quả công cụ cải tiến năng suất Kaizen/5S. Các nhà máy được lắp đặt thiết bị đo phục vụ điều khiển và giám sát thiết bị chính từ xa, trang bị SCADA\DCS, hệ thống máy tính, điều khiển bằng phần mềm của các hãng nổi tiếng trên thế giới như ABB…

Nhờ những hoạt động, chương trình cải tiến năng suất, Thủy điện Đồng Nai 5 đã và đang từng bước nâng cao được hiệu quả trong các hoạt động sản xuất, kinh doanh, xây dựng môi trường làm việc chuyên nghiệp, hiệu quả, tăng khả năng sáng tạo, hiệu quả công việc cho cán bộ, nhân viên và người lao động.

Tuy vậy, trong quá trình vận hành nhà máy, Ban lãnh đạo Công ty phát hiện, nhà máy cách xa trụ sở công ty, nằm tại huyện miền núi thuộc khu vực Miền Trung, xa trung tâm và phụ thuộc vào thời tiết việc điều hành và trao đổi trực tiếp phần nào bị hạn chế, việc triển khai sẽ gặp những khó khăn và bất cập về trao đổi thông tin, hướng dẫn trực tiếp khi cần.

Thêm vào đó, kể từ sau khi áp dụng hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001:2015, mặc dù việc tuân thủ các quy trình quy phạm của cán bộ công nhân viên được đánh giá là khá tốt, tuy nhiên sau một thời gian dài vận hành, công ty cần thường xuyên rà soát cập nhật và cải tiến các quy trình để hướng tới xây dựng một hệ thống hoàn hảo hơn.

Trước bối cảnh này, lãnh đạo Công ty mong muốn thực hiện dự án để nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm và hiệu quả hoạt động thông qua việc áp dụng mô hình tổng thể để cải tiến môi trường làm việc, nâng cao hiệu quả, hiệu suất công việc.

Thực hiện đồng bộ các hoạt động cải tiến, công ty đã được phê duyệt chủ trương đầu tư các hạng mục để nâng cao năng lực sản xuất kinh doanh, quản lý điều hành như: xây dựng kho vật tư, Hệ  thống điều hành từ xa (Scada), nhà đi ca cho công nhân, Đầu tư hệ thống điều tốc Nhà máy....

Định hướng phát triển của công ty với phương châm: An toàn, đổi mới, hiệu quả và phát triển, công ty thủy điện Đồng Nai 5 không ngừng cải tiến quy trình, thiết bị, cập nhật công nghệ để tạo ra sản phẩm có chất lượng tốt, đáp ứng đúng yêu cầu của khách hàng A0. Đồng thời các cấp lãnh đạo luôn coi trọng sáng kiến, ý tưởng cải tiến, tối ưu hóa quá trình sản xuất để nâng cao năng suất chất lượng sản phẩm, tăng tính cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường điện .

Triển khai dự án nâng cao năng suất và chất lượng tổng thể (TPI) của Bộ Công Thương nă 2019-2020, Ban lãnh đạo cùng nhóm tư vấn đã thống nhất mô hình TPI của Đồng Nai 05 tậm trung các trọng tâm chính gồm: (1) Tập trung đáp ứng yêu cầu khách hàng; (2) Vận hành sản xuất điện ổn định; (3) Giảm thiểu lãng phí trên mọi hoạt động; (4) Cải tiến và đầu tư đổi mới công nghệ, thiết bị; (5) Phát triển năng lực đội ngũ và hoàn thiện hệ thống quản trị theo các chuẩn mức quốc tế.

Theo chia sẻ của Ban lãnh đạo Nhà máy, thông qua các Chương trình, mô hình năng suất tổng thể, Thủy điện Đồng Nai 5 hướng đến tiết kiệm chi phí về lao động, nguyên vật liệu hoặc phụ tùng; nhận diện và giảm lãng phí; nâng cao chất lượng sản phẩm; phòng ngừa rủi ro về an toàn lao động; cải tiến các công cụ và thiết bị hoặc máy móc; đơn giản hóa các hồ sơ, dữ liệu, tài liệu hoặc văn bản…

Kết quả, sau một thời gian nỗ lực cải tiến, các mục tiêu đưa ra ban đầu Công ty đều đạt được. Cụ thể, mức độ thỏa mãn của khách hàng đạt trên 90 điểm; giảm thiểu được yếu tố ảnh hưởng đến thời gian hòa lưới, giúp tỷ lệ hòa đúng chất lượng tăng từ 70% lên 85%; chỉ số OEE được duy trì; chú trọng hơn tới các ý kiến của người lao động, đầu tư cơ sở hạ tầng, đạt được mức độ của nhân viên 90%...

Đại diện Thủy điện Đồng Nai 5 nhận định, thông qua thực hiện dự án, các cán bộ quản lý và của công ty đã có có được các kinh nghiệm thực hiện các dự án cải tiến và chủ động trong các hoạt động cải tiến tiếp theo.

Bằng việc thiết lập hệ thống đo lường hiệu suất với các con số cụ thể cho người quản lý biết được hiện trạng sản xuất tại bất kỳ thời điểm nào giúp ra các quyết định kịp thời, giảm bớt thời gian họp hành vì đã có được đầy đủ các số liệu cần thiết, đồng thời người công nhân biết hiệu quả công việc của mình để cố gắng phấn đấu.

Đi vào hoạt động từ năm 2015, Công ty đã sản xuất trên 3 tỷ Kwh điện thương phẩm, mang lại doanh thu trên 2.800 tỷ đồng, đóng góp ngân sách địa phương trên 470 tỷ đồng và giải quyết việc làm cho gần 100 cán bộ, công nhân viên lao động trên địa bàn tỉnh.

Cùng với sự phát triển của công nghệ số hóa, các dây chuyền tự động được ứng dụng ngày càng rộng rãi trong sản xuất, Công ty Thủy điện Đồng Nai 5 đã và đang từng bước cải tiến công nghệ, hệ thống máy móc, áp dụng đồng bộ các mô hình cải tiến năng suất để tạo ra những sản phẩm có chất lượng tốt nhất, giá cả cạnh tranh nhất. Thời gian tới Công ty sẽ tiếp tục chú trọng công tác cải tiến năng suất, nâng cao chất lượng sản phẩm, từ đó nâng cao vị thế cạnh tranh, từng bước phát triển bền vững.

Với những nỗ lực cải tiến  thực hiện trong công ty trong 12 tháng, dự án đã đạt được một số kết quả tích cực ban đầu. Cụ thể:

Thông qua thực hiện dự án, các cán bộ quản lý và của công ty đã có có được các kinh nghiệm thực hiện các dự án cải tiến và chủ động trong các hoạt động cải tiến tiếp theo. Bằng việc thiết lập hệ thống đo lường hiệu suất với các con số cụ thể cho người quản lý biết được hiện trạng sản xuất tại bất kỳ thời điểm nào giúp ra các quyết định kịp thời, giảm bớt thời gian họp hành vì đã có được đầy đủ các số liệu cần thiết, đồng thời người công nhân biết hiệu quả công việc của mình để cố gắng phấn đấu.

Công ty đã lập kế hoạch để tiếp tục cải tiến trong những năm tiếp theo, tập trung vào hoàn thiện hệ thống quản trị của doanh nghiệp.

Trong quá trình thực hiện, triển khai dự án áp dụng mô hình tổng thể cải tiến năng suất và chất lượng tại doanh nghiệp, Nhóm tổng kết và rút ra một số bài học kinh nghiệm để đảm bảo thành công và duy trì, cụ thể như sau:

- Lãnh đạo luôn đóng vai trò quan trọng trong cải tiến, tuy nhiên để thành
công cần quan tâm và huy động sự tham gia của các cấp lãnh đạo trong đó lãnh
đạo cấp trung gian, các tổ trưởng cũng có vai trò quyết định triển khai thành công và hiệu quả dự án cải tiến và duy trì sau này.

- Phân công rõ ràng trách nhiệm trong ban chỉ đạo cũng như thành viên đội dự án. Có chế độ họp, xem xét dự án và trao đổi thông tin cụ thể;

- Lựa chọn khu vực/cụm thiết bị điểm để triển khai, đồng thời  lựa chọn đúng vấn đề cần giải quyết (dự án điểm) là quan trọng hơn cả, sau đó lựa chọn đúng người thực hiện (nhóm dự án) rồi mới đến sử dụng công cụ, kỹ thuật nào để giải quyết. Trưởng nhóm tốt nhất nên là người chủ quá trình cần cải tiến, thành viên cần gồm đại diện của các vị trí liên quan đến quá trình cần cải tiến.

- Các công việc nên bắt đầu từ những điểm nút thắt, tìm kiếm những giải pháp thực tế để giải quyết vấn đề ngay và cho thấy được kết quả nhìn thấy để huy động được mọi người tham gia;

- Việc thực hiện giảng dạy, đào tạo theo hướng chỉ dẫn trực tiếp và tăng cường thực hành thay vì đào tạo lý thuyết;

- Tôn trọng cá nhân và mọi ý tưởng cải tiến, tổng hợp, thống nhất, đưa ra giải pháp chung.

- Khen thưởng kịp thời là quan trọng, đa dạng hình thức
tôn vinh, trân trọng. Tổ chức cuộc thi cải tiến, khen ngợi điển hình tiêu biểu, chia sẻ và học hỏi.

Hình ảnh nhà máy thủy điện và hoạt động của dự án 

Hình ảnh nhóm cải tiến thiết bị đang tiến hành bảo dưỡng thiết bị và bổ sung quản lý trực quan tại khu vực vận hành

(2) Cải tiến vị trí xả dầu nhờn bôi trơn để giảm thời gian thao tác thay dầu và đảm bảo an toàn, nhanh chóng, thuận lợi cho người thực hiện .

Ví dụ về cải tiến cụ thể đã được triển khai áp dụng

Hình ảnh đào tạo và tổng kết dự án với nhóm cán bộ chủ chốt

VNPI