Tin tức

Trở về

COVID-19 và tác động đến năng suất khu vực Châu Á Thái Bình Dương

Tổ chức Năng suất châu Á (APO) đã tổ chức talk show trực tuyến về chủ đề “Kinh tế thời COVID-19 và tác động đến năng suất khu vực châu Á Thái Bình Dương vào lúc 12h00 (giờ Việt Nam) ngày 14/4/2020. Giáo sư Hak Kil Pyo từ trường Đại học Seoul, Hàn Quốc là diễn giả chính của buổi trò chuyện trực tuyến này. 

Tổ chức Năng suất châu Á (APO) đã tổ chức talk show trực tuyến về chủ đề “Kinh tế thời COVID-19 và tác động đến năng suất khu vực châu Á Thái Bình Dương vào lúc 12h00 (giờ Việt Nam) ngày 14/4/2020. Giáo sư Hak Kil Pyo từ trường Đại học Seoul, Hàn Quốc là diễn giả chính của buổi trò chuyện trực tuyến này. 
 
Chia sẻ với APO cũng như khán giả theo dõi, ông Hak Kil Pyo đã đề cập đến 8 vấn đề chính trong bài thuyết trình của mình, cụ thể như sau: 
1. COVID-19- đại dịch toàn cầu 
2. Làn sóng dịch mới tại châu Á 
3. Thảm họa kinh tế trong đại dịch COVID-19 
4. Cú shock về năng suất thời đại dịch COVID-19 
5. Chính sách và chiến lược về y tế 
6. Chính sách kinh tế vĩ mô cho khu vực châu Á Thái Bình Dương 
7. Liệu châu Á có thể có một sự hồi sinh bình thường sau này? 
8. Viễn cảnh về nền năng suất khu vực châu Á Thái Bình Dương sau COVID-19 
 
Toàn cảnh buổi talk show trực tuyển của Tổ chức Năng suất châu Á (APO) 
 
Tác động của đại dịch COVID-19 lên nền kinh tế toàn cầu là vô cùng nặng nề, có thể kể đến như: sụt giảm mạnh về nhu cầu dầu mỏ (giảm 435,000 thùng/ngày), 125 triệu người rơi vào cảnh thất nghiệp theo báo cáo của ILO, tỷ lệ thất nghiệp tại Mỹ dự báo đến cuối năm có thể đạt 12,6%, ...
Nói về cú shock năng suất thời đại dịch COVID-19, giáo sư Hak Kil Pyo đã chỉ ra 4 giai đoạn chính: 
Giai đoạn 1: nhiều ngành nghề sẽ gặp gián đoạn do ảnh hưởng của chuỗi cung cứng và chuỗi giá trí. Theo đó, những ngành nghề ảnh hưởng nặng nề nhất là: 
1) Du lịch và khách sạn do chính sách đóng cửa biên giới của nhiều nước 
2) Hàng không 
3) Xăng dầu và khí đốt
4) Hàng tiêu dùng 
5) Máy móc tự động
6) Điện tử gia dụng và chất bán dẫn 
 
Giai đoạn 2: Tỷ lệ thất nghiệp tăng cao với các ngành nghề yêu cầu trình độ lao động thấp, dẫn đến tổng cầu sụt giảm mạnh mẽ ( các ngành nghề yêu cầu lao động tay nghề cao và thu nhập cao sẽ có xu hướng làm việc tại nhà);
 
Giai đoạn 3: Nhiều doanh nghiệp sẽ dựa vào dòng tiền mặt giảm tính thanh khoản để có thể bù vào nguồn cung đã cam kết và có nguy cơ phá sản (như tại Hàn Quốc, hãng hàng không giá rẻ Eastar tuyên bố phá sản). Cung cầu cũng sẽ rơi khủng hoảng giống như khủng khoảng tài chính, chỉ có khác ở chỗ khủng hoảng tài chính là do thiên tai/thảm họa/chiến tranh (nguồn cầu có thể được cải thiện do chính sách tài khóa lỏng của chính phủ);
 
Giai đoạn 4: Lượng người thất nghiệp tăng => không có thu nhập => tiêu dùng giảm 
Các doanh nghiệp chịu áp lực về mặt tài chính sẽ buộc cắt giảm quy mô lao động bao gồm lao động toàn thời gian hoặc hoãn/hủy bỏ các dự án đầu tư do tính không chắc chắn.
 
Liên quan đến chính sách kinh tế vĩ mô trong tình hình hiện tại, diễn giả cho rằng chính sách tài khóa rất cần thiết lúc này. Phần lớn các nước đều đã và đang xem xét các gói hỗ trợ để trợ giúp người dân, doanh nghiệp cũng như tránh sụp đổ nền kinh tế. điều này cũng sẽ tác động một phần đến phát triển kinh tế nói chung và năng suất nói riêng.  Một số nước có nguồn tài nguyên phong phú, đa dạng để phát triển du lịch như Việt Nam hay Thái Lan,... đều chịu ảnh hưởng vô cùng nặng nề khi các ngành nghề du lịch khách sạn, hàng không đóng băng, và nguồn đầu tư quốc tế cũng giảm sút. Như vậy, các nước này không nên phụ thuộc vào mỗi doanh nghiệp trong nước để đóng góp cho nền kinh tế mà họ cần chủ động cho ra các gói tăng trưởng để tập trung vào xây dựng hạ tầng y tế, xã hội, qua đó có cơ hội phục hồi nền kinh tế và năng suất. Tuy vậy, chính phủ các nước cần nghiên cứu thêm nhiều chính sách ưu việt khác khi mà gói thúc đẩy kinh tế có thể chưa phải là phương án khả quan nhất. 
 
Giáo sư Hak Kil Pyo nhận định về cú shock về năng suất từ COVID-19 
 
Cụ thể về chính sách thúc đẩy năng suất, Giáo sư Hak Kil Pyo nhận định chính phủ mỗi nước cần hoạch định chính sách cụ thể phù hợp với tình hình thực tế tại đất nước mình, nhưng cần duy trì mức năng suất ổn định. Các doanh nghiệp cần chấp nhận năng suất giảm mạnh do thiếu nguồn cung nguyên liệu đầu vào, cắt giảm quy mô lao động... 
 
Trao đổi thêm, diễn giả chia sẻ rằng các nhà kinh tế học dự đoán trong thời gian tới sẽ gia tăng xu hướng thay đổi chuỗi cung ứng toàn cầu. Các công ty toàn cầu như Apple sẽ tăng lưu kho các linh kiện gần Mỹ và lắp ráp bằng cách sử dụng nhà máy sản xuất thông minh. Điều này có thể làm tỷ suất lợi nhuận của Apple giảm nhưng sẽ giúp Apple phục hồi nhanh sau cú shock COVID-19. Nhu cầu về thương mại điện tử, thanh toán quốc tế hay làm việc từ xa sẽ tăng. Xuất khẩu qua biên giới giữa các nước dự báo sẽ giảm 30-40%.
 
Công ty tư vấn quản lý của Mỹ- McKinsey& Company dự đoán rằng sự hồi sinh trở lại sẽ đến từ việc dịch chuyển từ toàn cầu hóa sang khu vực hóa. COVID-19 đã chỉ ra rằng chuỗi cung ứng toàn cầu là vô cùng mong manh. Các công ty toàn cầu đặc biệt là các doanh nghiệp sản xuất tự động của Nhật hay doanh nghiệp điện tử của Hàn nên dịch chuyển nguồn cung cấp từ Trung Quốc sang các khu vực khác của châu Á. Giáo sư Hak Kil Pyo thì cho rằng, quá trình dịch chuyển có thể chậm do các nhà đầu tư quốc tế bao gồm những công ty kể trên đã đầu tư nhằm mục đích tiếp cận thị trường Trung Quốc thay vì tính đến các yếu tố chi phí. 
 
McKinsey cũng dự đoán rằng nhu cầu về các dịch vụ online và các dịch vụ giao nhận cũng sẽ tăng, dẫn đến những giao dịch không tương tác, tiếp xúc trực tiếp sẽ thành xu hướng tiêu dùng vĩnh viễn. 
 
VNPI