Ngân hàng phát triển châu Á (ADB) dự đoán rằng đại dịch COVID-19 sẽ làm sụt giảm từ 1.5-4% GDP của châu Á năm nay, và ngân hàng Thế giới World Bank cũng dự báo 4% sẽ là mức giảm GDP toàn cầu mà đại dịch gây ra.
Hiện nay, nhiều tổ chức thành viên (NPO) đang phải đối mặt với cuộc khủng hoảng kinh tế lớn nhất trong lịch sử APO. Do đó, với mong muốn hằm hỗ trợ các nền kinh tế thành viên vượt qua được các thách thức và khó khăn do đại dịch Covid-19 gây ra, Tổ chức Năng suất Châu Á (APO) đã tổ chức Hội thảo trực tuyến về "Kỹ năng thích ứng thời đại hậu Covid-19" ngày 8/4/2020 với hai diễn giả: Giáo sư Keith Carter từ Trường đại học quốc gia Singapore và Giáo sư Datuk John A.Xavier từ Trường Đại học kinh doanh Putra, Malaysia.
Hội thảo trực tuyến kéo dài hơn một giờ, các diễn giả đã đưa ra những hướng dẫn về mặt lý tính, dựa trên số liệu để giúp chính phủ, doanh nghiệp, người dân đối phó với cuộc khủng hoảng hiện tại.
Trong bài thuyết trình của Giáo sư Keith Carter, ông đã đưa ra 5 luận điểm chính:
(1) trí thông minh hành động (actionable intelligence) rất cần thiết để nâng cao nhận thức phản biện
(2) trí thông minh hành động và sự nhạy bén (Sense making) – khả năng diễn giải đúng ý nghĩa của các thông tin, bóc tách vấn đề xác định được mấu chốt cốt lõi và nhìn ra cơ hội trong nhiều tình huống khác nhau dựa trên thực tế và chứng cứ sẽ giúp chính phủ, doanh nghiệp và các nhà lãnh đạo cộng đồng vượt qua khủng hoảng
(3) Duy trì năng suất và sẵn sàng sử dụng công nghệ số bằng việc vượt qua nỗi sợ của việc học hỏi và phát triển (fears of learning and growth)
(4) Tầm quan trọng của tháp nhu cầu Maslow
(5) Tự động hóa không phải là một tình huống khi robot sẽ thay thế việc làm mà sẽ giúp con người nâng cao giá trị trong công việc.
Giáo sư Keith Carter cũng đưa ra lời khuyên rằng chính phủ, doanh nghiệp các nước thanh viên APO nên tạo dòng doanh thu mới, khi đó người dân sẽ không mất việc làm và có thể sống sót khi đối mặt với nhiều cuộc khủng hoảng.
Nói thêm về quá trình chuyển đổi số, giáo sư Keith Carter nhận định, đại dịch COVID-19 mang lại nhiều khó khăn cho các nước nhưng đồng thời cho chúng ta cơ hội để thúc đẩy quá trình chuyển đổi số. Thực tế cho thấy, người dân không còn phải trực tiếp ra ngân hàng để chuyển tiền và trực tiếp cầm bút ký vào văn bản để ai đó xác thực chính xác là chữ ký của họ nữa. Người dân chỉ cần ra ngoài khi có nhu cầu thiết yếu như mua thực phẩm, thuốc men, hay tập thể dục. Các nước như Singpore hay China cũng đã tiến hành áp dụng những biện pháp mới để thích nghi với đại dịch như khuyến nghị người dân thanh toán bằng tiền mặt để hạn chế lây lan dịch bệnh. Tại Singapore, hình ảnh Thủ tướng Singapore vào tận nhà kho của siêu thị cho người dân thấy chuỗi cung ứng hàng hóa vẫn được duy trì; hay quá trình chuyển đổi số vẫn diễn ra khi hơn 40,000 chứng chỉ y tế điện tử được cấp nhằm đảm bảo an toàn cho đội ngũ y bác sĩ. Vì vậy, dịch COVID-19 mang đến cơ hội thúc đẩy chuyển đổi số và các quốc gia không nên do dự thêm.
Quá trình chuyển đổi số được Giáo sư Keith Carter từ Trường đại học quốc gia Singapore
đưa ra tại Hội thảo
“COVID-19 mang đến thông điệp gì dưới góc độ kinh tế” là nội dung giáo sư Datuk John A.Xavier từ Trường Đại học kinh doanh Putra, Malaysia đưa ra tại hội thảo. Theo ông, cả thế giới đang hứng chịu một cơn bão lớn mang tên COVID-19. Có 3 câu hỏi được đưa ra: (1) Liều thuốc khu vực công sử dụng trong việc giảm thiểu tối đa tác động của COVID-19 lên năng suất khu vực tư nhân và tăng trưởng kinh tế là gì?
(2) Liều thuốc này liệu ở một mức độ nào đó có thể bù đắp sự suy giảm năng suất và ngăn chặn sụt giảm tăng trưởng kinh tế hay không?
(3) Và nếu không, chính phủ sẽ có những chính sách gì để giảm tác động của COVID-19 lên nền kinh tế?
Giáo sư Datuk John A.Xavier,Trường Đại học kinh doanh Putra, Malaysia
trình bày tại Hội thảo trực tuyến
Với hơn 15 phút, diễn giả Datuk John A.Xavier cho biết, chính phủ các nước chủ yếu sử dụng chính sách kinh tế truyền thống như tài chính và tiền tệ để hạn chế sự ảnh hưởng của dịch bệnh. Việc kích thích tài chính có thể thúc đẩy tiêu dùng vì tiêu dùng đã giảm 40%, chính sách tiền tệ có thể đảm bảo rằng hệ thống ngân hàng sẽ đảm bảo an toàn thanh khoản, không rơi vào tình trạng vỡ nợ. Tuy nhiên, những chính sách này dường như không đủ, và với tình huống hiện tại chính phủ các nước có lẽ sẽ cần nhiều biện pháp hơn nữa để giảm thiểu những tác động tiêu cục của COVID-19 đến nền kinh tế.
VNPI