1.Khái niệm về đổi mới sáng tạo
Thuật ngữ “Đổi mới sáng tạo” (Innovation) được đề cập đến khá phổ biến trong hơn thập niên vừa qua. Theo đó, đổi mới sáng tạo được hiểu là việc tạo ra và sử dụng tri thức mới phù hợp về công nghệ, về quản lý, về thị trường mới làm tăng giá trị cho sản phẩm hoặc dịch vụ.
Luật Khoa học và Công nghệ (Luật số: 29/2013/QH13, ngày 18 tháng 6 năm 2013) đã chỉ rõ:“Đổi mới sáng tạo (innovation) là việc tạo ra, ứng dụng thành tựu, giải pháp kỹ thuật, công nghệ, giải pháp quản lý để nâng cao hiệu quả phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao năng suất, chất lượng, giá trị gia tăng của sản phẩm, hàng hóa”.
Đổi mới sáng tạo được xem là một “khuôn khổ cho sự thay đổi”, dẫn đến hình thành các giải pháp có tác động tích cực đến thương mại, môi trường và xã hội.
Đổi mới sáng tạo thể hiện tính mới hoặc sự thay đổi cơ bản, qua đó tạo ra giá trị mới hoặc thay đổi các giá trị hiện có. Đổi mới sáng tạo có thể được thể hiện dưới hình thức sản phẩm, dịch vụ, quá trình, mô hình, phương pháp…
“Tính mới hoặc sự thay đổi cơ bản” được thể hiện bằng việc tạo mới hoặc cải tiến (hoặc kết hợp) một sản phẩm, quá trình để hình thành sản phẩm, quá trình khác biệt đáng kể với sản phẩm, quá trình trước đó.
“Tạo ra giá trị mới hoặc thay đổi các giá trị hiện có” là việc đưa các giá trị mới vào trong các cấu phần khác hoặc trực tiếp đưa đến người sử dụng.
Đổi mới sáng tạocòn được coi là một kết quả. Đôi khi,thuật ngữ “đổi mới sáng tạo” đề cập đến các hoạt động hoặc quá trình để hướng đến mục tiêuđổi mới sáng tạo. Đổi mới sáng tạo luôn được sử dụng với một số hình thức cụ thể như: hoạt động đổi mới sáng tạo…
Đổi mới sáng tạo căn bản (Radical innovation breakthrough innovation)
Đổi mới sáng tạo căn bản được hiểu là đổi mới sáng tạo với một mức độ thay đổi cao. Đổi mới sáng tạo đột phá liên quan đến thực thể hoặc xác định thông qua tác động của nó. Đổi mới sáng tạo đột phá một khía cạnh khác so với Đổi mới sáng tạo liên tục để tăng sự đổi mới sáng tạo.
Đổi mới sáng tạo đột phá (Disruptive innovation)
Đổi mới sáng tạo đột phá giải quyết các vấn đề ít được quan tâm nhằm thay thế các sản phẩm, quy trình đã được thiết lập. Đổi mới sáng tạo đột phá tập trungvào các vấn đề cơ bản, đơn giản với hiệu suất thấp hơn.
So với các sản phẩm, quy trình đã được thiết lập, đổi mới sáng tạo đột phá có hiệu quả chi phí cao hơn, yêu cầu sử dụng ít tài nguyên hơn. Các sản phẩm, quy trìnhtừ đổi mới sáng tạo đột phá được cung cấp với chi phí thấp hơn. Đổi mới sáng tạo đột phá tạo ra thị trường mới, giúp triển khai các mô hình kinh doanh để đạt được các giá trị mới.
Đổi mới sáng tạocũng được hiểu là việc “gắn” các sáng kiến,sáng chế với các tác động cụ thể. Chuyển cácsáng kiến,sáng chế thành đổi mới sáng tạo với các tính mới về kỹ thuật, know-how, phương thức sản xuất, bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ… sẽ giúp doanh nghiệp tăng cường hội nhập, nâng cao năng lực cạnh tranh. Đây chính là sự khác biệt giữa giá trị từ đổi mới sáng tạo với các giá trị khác.Chẳng hạn như một cửa hàng tạp hóa bán những gì họ có và họ luôn bán theo cùng cách mà họ đã bán. Như vậy, nếu không có sự thay đổi, các giá trị mà cửa hàng có được sẽ không trở thành các giá trị của đổi mới sáng tạo.
2. Thuộc tính của đổi mới sáng tạo
Đặc điểm của đổi mới sáng tạo
Đổi mới sáng tạo có thể là sản phẩm, dịch vụ, quá trình, mô hình, phương pháp, thực thể bất kỳ…. Ví dụ như về mô hình, đổi mới sáng tạo có thể là mô hình kinh doanh, mô hình hoạt động, mô hình tạo giá trị gia tăng…. Bất cứ điều gì, trong bất kỳ lĩnh vực nào đều có thể được đổi mới sáng tạo.
Đổi mới sáng tạo được đặc trưng bởi tính mới và giá trị và tính mới và giá trị là hai đặc điểm cần và đủ của đổi mới sáng tạo.
Để xem xét về giá trị, hoạt động đổi mới sáng tạocủa một thực thể cần được triển khaiở một quá trình nhất định. Điều này có nghĩa là những ý tưởng,sáng kiếnkhông mang lại giá trịsẽ không được xem là đổi mới sáng tạo.
Tính mới của đổi mới sáng tạo được xác định bởi nhận thức của các bên liên quan. Ví dụ:đổi mới sáng tạo có thể là mới trên thế giới (chưa được thực hiện ở bất cứ nơi nào trên thế giới) hoặc là mới đối với một ngành, lĩnh vực cụ thể hoặc là mới đối với một cộng đồng hoặc một nhóm người. Đổi mới sáng tạokhông chỉ xảy ra ở trong một thực thể, mà còn có thể là sự kết hợp của nhiều thực thể hiện có.
Theo thời gian, tính mới củađổi mới sáng tạo có thể được chấp nhận, phổ biến rộng rãi trong xã hội (từ tính mới, đến tính mới thừa nhận, đến bị lỗi thời). “Tuổi thọ” của đổi mới sáng tạo có thể thay đổi, phụ thuộc vào tính mới của đổi mới sáng tạo.
Việc phân phối lại giá trị của đổi mới sáng tạo có thể xảy ra ở các cấp độ khác nhau (cá nhân, doanh nghiệp, xã hội…). Giá trị của đổi mới sáng tạo có thể là giá trị tài chính (doanh thu, tiết kiệm, năng suất, bền vững…) hoặc phi tài chính (sự hài lòng, kinh nghiệm, niềm tin...).Tính giá trị từ đổi mới sáng tạo được xác định bởi các bên liên quan. Các nhà sản xuất, nhà phân phối, người tiêu dùngtrong chuỗi giá trị có thể được “cảm nhận”giá trị của đổi mới sáng tạo khác nhau.
Cũng giống giá trị của các sản phẩm, dịch vụ, quá trình, mô hình, phương pháp..., doanh nghiệp thường xem xét các lợi ích liên quan đến chi phí xác định giá trị của đổi mới sáng tạo đểtriển khai thực hiện. Giá trị của đổi mới sáng tạođược tăng lên theo thời gian (từ giá trị“không chắc chắn” đến được doanh nghiệp triển khai, đến được xã hội công nhận).
Hiện thực hóa giá trị là mục tiêu và là lý do để thu hútdoanh nghiệp tham gia vào hoạt động đổi mới sáng tạo.
Thuộc tính của đổi mới sáng tạo
Mức độ mới là một thuộc tính quan trọng của đổi mới sáng tạo.Ví dụ:
- Đổi mới sáng tạo căn bản (Radical innovation breakthrough innovation) được hiểu là đổi mới sáng tạo với một mức độ thay đổi cao.
- Đổi mới sáng tạo đột phá (Disruptive innovation)giải quyết các vấn đề ít được quan tâm nhằm thay thế các sản phẩm, quy trình đã được thiết lập.
Thuộc tính của đổi mới sáng tạonhằm mô tả nội dungđổi mới sáng tạo,cách thứcđổi mới sáng tạo vàlý do đổi mới sáng tạo. Đổi mới sáng tạo có thể được mô tả bằng nhiều thuộc tính. Cụ thể như sau:
- Thuộc tính mô tả nội dungcủađổi mới sáng tạo gồm:
+Mô tả về thực thể được đổi mới sáng tạo.Ví dụ: đổi mới sáng tạo sản phẩm, đổi mới sáng tạo dịch vụ, đổi mới sáng tạo quá trình, đổi mới sáng tạo mô hình kinh doanh,đổi mới sáng tạo hệ thống quản lý…
+ Mức độ thay đổi của thực thể.Từ mức độthay đổi tăng dần đến sự thay đổi căn bản.Ví dụ: đổi mới sáng tạo tăng dần, đổi mới sáng tạo căn bản,đổi mới sáng tạo đột phá...
- Thuộc tính mô tả cách thứcđổi mới sáng tạo bao gồm:
+Đối tượng thực hiện các hoạt động đổi mới sáng tạo.Ví dụ: đổi mới sáng tạo của người sử dụng, đổi mới sáng tạo của nhân viên, đổi mới sáng tạocủa tập thể…
+Các nguồn lực cần có để đổi mới sáng tạo.Ví dụ:đổi mới sáng tạo nội bộ (sử dụng nguồn lực trong doanh nghiệp), đổi mới sáng tạo mở (sử dụng nguồn lực trong và ngoài doanh nghiệp), đổi mới sáng tạo hợp tác (sử dụng nguồn lực của một hoặc nhiều đối tác)…
- Thuộc tính mô tả lý do đổi mới sáng tạo bao gồm:
+Hiện thực hóa giá trị khi triển khai đổi mới sáng tạo trong doanh nghiệp.Ví dụ: đổi mới sáng tạo để tăng trưởng, đổi mới sáng tạođể phát triển bền vững, đổi mới sáng tạo triển khai chiến lược, đổi mới sáng tạođể tăng năng suất …
+Tạo ra sự thay đổi tác động đến các bên liên quan. Ví dụ: đổi mới sáng tạo đột phá…
3. Mục tiêu, phạm vi của đổi mới sáng tạo
Mục tiêu đổi mới sáng tạo
Mục tiêu bao gồm các kết quả đạt được. Nó có thể là chiến lược, chiến thuật hoặc hoạt động.
Các mục tiêu đổi mới sáng tạo được đặt ra bởi tổ chức, doanh nghiệp, phù hợp với tầm nhìn và chính sách đổi mới sáng tạo, để đạt được các kết quả cụ thể.
Mục tiêu đổi mới sáng tạobao gồm các mục tiêu liên quan đến đổi mới sáng tạo.
Nói chung, các mục tiêu đổi mới sáng tạo phải phù hợp với các mục tiêu chung của tổ chức, doanh nghiệp, phù hợp với tầm nhìn đổi mới sáng tạo và chính sách đổi mới sáng tạo; cung cấp đầu vào cho các chiến lược đổi mới sáng tạo.
Do đó, triển khai các hoạt động đổi mới sáng tạo là cách thức mới để một doanh nghiệp thực hiện hiệu quả các mục tiêu chiến lược của doanh nghiệp, bảo đảm sự tồn tại thịnh vượng lâu dài của doanh nghiệp trong tương lai.
Phạm vi của đổi mới sáng tạo
Đổi mới sáng tạomô tả sự phát triển và thay đổi bên trong (tổ chức và hoạt động)của các doanh nghiệp, bên cạnh các hoạt động khác như: hoạt động cải tiến, bán hàng, tiếp thị, truyền thông, hợp tác, tái cấu trúc, thành lập mới, sáp nhập, giải thể các đơn vị thành viên...
Hoạt độngđổi mới sáng tạo có thể xảy ra:
-Trong tất cả các tổ chức và quá trình của doanh nghiệp như: chiến lược, bán hàng, tiếp thị, nghiên cứu và phát triển, tìm nguồn cung ứng, dịch vụ, hỗ trợ và các hoạt động khác.
-Giữa các doanh nghiệp trong chuỗi giá trị (bao gồm: nhà cung cấp, nhà phân phối, nhà sản xuất, đơn vị vận chuyển, đơn vị đối tác, khách hàng, người tiêu dùng…).
- Trong tất cả các giai đoạn của vòng đời sản phẩm (bao gồm: nghiên cứu, thiết kế, sản xuất, phân phối, tiếp thị, hỗ trợ, bảo trì, thu hồi, tái chế…).
Hoạt động đổi mới sáng tạo có mục tiêu phục vụ các mục đích khác nhau trong chiến lược chung của doanh nghiệp. Hoạt động đổi mới sáng tạo là hoạt động khám phá những hoạt động mới, được đặc trưng bởi sự “không chắc chắn”, mang tính thử nghiệm… do đó, khác với các hoạt động, quy trình khác của doanh nghiệp. Bên cạnh đó, hoạt động đổi mới sáng tạo được xác định dựa trên nhu cầu, cơ hội, thách thức hoặc các vấn đề liên quan đến dịch vụ mà các bên liên quan, xu hướng và các thay đổi khác theo yêu cầu của thị trường và khách hàng.
Hoạt động đổi mới sáng tạo bị thách thức bởi văn hóa hiện có của doanh nghiệp, đối mặt với sự “đối kháng và quán tính” từ các thói quen hiện tại của doanh nghiệp. Phân tích cụ thể các yếu tố này giúp doanh nghiệp xác định rõ phạm vi, cách thức quản lý hoạt động đổi mới sáng tạo, xây dựng một Hệ thống quản lý đổi mới sáng tạo trong doanh nghiệp.
Tác động của đổi mới sáng tạo
Đổi mới sáng tạotác động làm chuyển đổi hoạt động của doanh nghiệp và các bên liên quan. Tùy thuộc vào bối cảnh của doanh nghiệp, đổi mới sáng tạo có thể tác động vào những thay đổi nhỏ của doanh nghiệp theo thời gian. Ví dụ: tác động ban đầu của đổi mới sáng tạo được thể hiện là những cải tiến liên tục, có thể dự đoán được. Sau đó, doanh nghiệp triển khai các hoạt độngđổi mới sáng tạo nhiều hơn, tích hợp với sự thay đổi lớn trong việc tạo giá trị để hình thành nền tảng hoặc thế hệ sản phẩm, dịch vụ mới của doanh nghiệp.
Đổi mới sáng tạo có tác động phân phối lại, thay thế, thậm chí “phá hủy” chuỗi giá trị, hoặc hệ sinh thái của các bên liên quan. Hoạt động đổi mới sáng tạo liên tục sẽ làm thay đổi sự phân phối giá trị trong xã hội, từ đó có thể dẫn đến những cơ hội và thách thức mới cho một quốc gia.
Một số bên quan tâm có thể bị tác động “tiêu cực” bởi một số hoạt động đổi mới sáng tạo có tính chất đột phá. Trong một số bối cảnh cụ thể, doanh nghiệp cần xem xét, đánh giá các hoạt động đổi mới sáng tạo có cả tác động tích cực và tiêu cực, vượt ra ngoài lợi ích của các bên liên quan.
Do đó, một số vấn đề liên quan đến đổi mới sáng tạo trong một doanh nghiệp cần được xem xét gồm: tác động của đổi mới sáng tạo đối với lợi ích tài chính, tiềm năng tiếp cận thị trường mới và các lợi ích xã hội…; tính mới và tác động của các kết quả đổi mới sáng tạo đến niềm tin của khách hàng; phân loại các cấp hoặc kết quả của đổi mới sáng tạo dựa theo 02 khía cạnh (tính mới và tính tác động); cân nhắc, xem xét các giải pháp có thể là đổi mới sáng tạo hay không…
Đổi mới sáng tạo được thúc đẩy bởi cơ hội và thách thức. Con người luôn mơ ước về một cuộc sống, xã hội tốt hơn. Công nghệ mới nổi đang duy trì quy mô, đẩy nhanh tốc độ thay đổi, tương tác và tác động sâu sắc đến các cá nhân, doanh nghiệp, tổ chức và xã hội. Một mô hình tác động của đổi mới sáng tạo thông qua động lực của nó được đề xuất trong Hình 1.
Hình 1. Mô hình tác động của đổi mới sáng tạo
Nguồn: Tác giả xây dựng trên cơ sở [K. Melissa Kennedy]
4. Kết luận
Sự thay đổi nhanh chóng môi trường sản xuất, kinh doanh và toàn cầu hóa đã tác động mạnh mẽ tới sự phát triển của doanh nghiệp. Cùng với đó là sự xuất hiện của các công nghệ mới, đối thủ cạnh tranh mới, các yêu cầu pháp lý mới và những đòi hỏi khắt khe hơn của khách hàng và người tiêu dùng.Trong môi trường này, khả năng đổi mới sáng tạo là một yếu tố thành công quan trọng và cần thiết cho hầu hết các doanh nghiệp. Doanh nghiệp giới thiệu các sản phẩm, dịch vụ, quy trình, mô hình, phương pháp mới… hoặc bất kỳ loại hìnhđổi mới sáng tạo nào khác để tạo ra các giá trị tối ưu nhất cho doanh nghiệp.
Đổi mới sáng tạo có thể giúp doanh nghiệp tăng doanh thu, tăng lợi nhuận, giảm chi phí, tăng sự hài lòng và đáp ứng nhu cầu của khách hàng và người tiêu dùng. Đổi mới sáng tạo giúp doanh nghiệp đạt được lợi thế cạnh tranh mới, tạo ra thị trường mới, thu hút các nguồn lực tài trợ của các đối tác, sử dụng hiệu quả nguồn lực, giảm lãng phí, nâng cao uy tín của doanh nghiệp..../.
Tài liệu tham khảo
Benjamin W Watson. A Perspective on Innovation Management Systems for Innovation Continuity. Systemic Innovation Special Interest Group
NSAI. InnovationManagement SystemISO 56000 Series.
Alberto Cerezo-Narváez, Daniel García-Jurado, María Carmen González-Cruz, Andrés Pastor-Fernández, Manuel Otero-Mateo and Pablo Ballesteros-Pérez. Standardizing Innovation Management: AnOpportunity for SMEs in the Aerospace Industry. Processes. May 2019.
Alice de Casanove, Laure Morel, Stéphane Negny. ISO 50500 series innovation management: overview andpotential usages in organizations. ISPIM, Jun 2017, Vienna, Austria.
TS. Hà Minh Hiệp - Phó Tổng cục trưởng, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng
(Bài đăng trên tạp chí Chất lượng và cuộc sống)