1. ISO 22000 là gì?
ISO 22000 là tiêu chuẩn quốc tế về an toàn thực phẩm, được chấp nhận trên phạm vi toàn cầu. Một doanh nghiệp trong chuỗi cung cấp thực phẩm áp dụng và đạt chứng chỉ ISO 22000 sẽ được nhìn nhận là một đơn vị có hệ thống quản lý tốt vệ sinh thực phẩm và đảm bảo cung cấp các sản phẩm thực phẩm an toàn, chất lượng cho người tiêu dùng.
Tiêu chuẩn ISO 22000 được xây dựng bởi sự đóng góp của 187 quốc gia thành viên Tổ chức Tiêu chuẩn hoá Quốc tế. Tiêu chuẩn ISO 22000 được ban hành vào ngày 01/09/2005 và năm 2008 tại Việt Nam, được chính thức thừa nhận là tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO 22000:2008.
2. Lợi ích khi áp dụng ISO 22000?
Một doanh nghiệp áp dụng hệ thống quản lý an toàn thực phẩm theo ISO 22000 tạo được lợi thế cạnh tranh cao, đặc biệt tạo điều kiện dễ dàng cho việc xuất khẩu sang các thị tường khó tính trên thế giới. Bên cạnh đó, việc áp dụng ISO 22000 còn mang lại nhiều lợi ích khác như:
-
Tiêu chuẩn hóa toàn bộ hoạt động quản lý sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp;
-
Có thể thay thế cho nhiều tiêu chuẩn khác nhau: GMP, HACCP, EUROGAP, BRC, SQF, IFS;
-
Giảm chi phí bán hàng;
-
Giảm tối đa các nguy cơ ngộ độc nguyên nhân hàng đầu dẫn đến kiện cáo, phàn nàn của khách hàng;
-
Tăng cường uy tín, sự tin cậy, sự hài lòng của nhà phân phối, khách hàng;
-
Cải thiện hoạt động tổng thể của doanh nghiệp;
-
Thuận tiện trong việc tích hợp với các hệ thống quản lý khác như ISO 9001, ISO/IEC 17025, ISO14000…
3. Đối tượng áp dụng
Tất cả các loại hình doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh trong chuỗi cung cấp thực phẩm: từ trang trại tới bàn ăn (trang trại, nhà máy chế biến, vận chuyển, người tiêu dùng) bao gồm:
-
Doanh nghiệp sản xuất và chế biến thực phẩm, đồ uống như thức ăn gia súc, gia vị, rau củ, quả, thịt, trứng, sữa...;
-
Các hãng vận chuyển thực phẩm, hệ thống siêu thị, bán buôn, bán lẻ;
-
Doanh nghiệp sản xuất, chế biến đồ ăn sẵn, nhà hàng;
-
Doanh nghiệp sản xuất vật liệu bao gói thực phẩm;
-
Trang trại trồng trọt và chăn nuôi.