Tin tức

Trở về

Giải pháp cải tiến nâng cao năng suất chất lượng tại Công ty CP Lumi Việt Nam

Tháng 7 năm 2020, Bộ Khoa học công nghệ đã ký quyết định triển khai dự án: “Hỗ trợ tổ chức, doanh nghiệp phục hồi tăng trưởng năng suất trong và sau dịch Covid-19 thông qua hướng dẫn thực hành các giải pháp cải tiến năng suất, chất lượng dựa trên ứng dụng công nghệ thông tin” do Viện Năng suất chủ trì, thuộc chương trình “Nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, hàng hóa của doanh nghiệp Việt Nam đến năm 2020” của Bộ Khoa học và Công nghệ. Dự án này đã mở ra cơ hội lớn hỗ trợ đắc lực cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ của Việt Nam trong việc phục hồi và tăng trưởng năng suất chất lượng trong và sau dịch COVID.

Công ty Cổ phần Lumi Việt Nam (LUMI) là một trong những doanh nghiệp được lựa chọn tham gia dự án hỗ trợ. LUMI được thành lập vào ngày 27/04/2012, với sứ mệnh tiên phong mang đến những giải pháp sống tiện nghi, vượt trội và an toàn cho khách hàng. Trong lĩnh vực sản xuất và cung cấp giải pháp nhà thông minh, Lumi là đơn vị đầu tiên tại Việt Nam nhận được chứng chỉ CE – tiêu chuẩn xuất khẩu sang các nước Châu Âu và chứng chỉ UL – bo mạch phần cứng đạt chuẩn quốc tế, được phép xuất khẩu đến 104 quốc gia trên thế giới; được Bộ khoa học và Công nghệ trao tặng chứng nhận Doanh nghiệp khoa học và Công nghệ.

Trong hoạt động của mình, mặc dù LUMI có rất nhiều điểm mạnh so với đối thủ khác như: nguồn nhân lực kỹ thuật chuyên môn cao, chủ động về nguồn nguyên liệu và có dây chuyền máy móc thiết bị hiện đại, đó là 3 yếu tố hết sức quan trọng trong quá trình nâng cao năng suất và cơ sở để nâng cao năng suất và chất lượng. Tuy nhiên, công ty cũng nhận thấy những vấn đề tồn tại trong quá trình hoạt động cần phải được cải tiến như khu vực làm việc tại văn phòng (R&D), khu vực sản xuất chưa được Layout hợp lý, tối ưu, vẫn còn nhiều lãng phí trong sử dụng không gian làm việc tại các khu vực, công ty chưa xây dựng môi trường làm việc khoa học hay nhận diện các lãng phí trong hoạt đông cụ thể của từng vị trí; chưa phát huy được ý tưởng, dự án cải tiến xuất phát từ phía người thực hiện trực tiếp đề xuất lên.

Tham gia dự án hỗ trợ, Công ty đã được các chuyên gia của Viện Năng suất Việt Nam trực tiếp giới thiệu, hướng dẫn thực hiện đánh giá thực trạng năng suất trực tuyến thông qua phần mềm ViPA trên trang thông tin điện tử của Viện Năng suất Việt Nam và nhận được báo cáo đánh giá từ phần mềm, qua đó Ban Lãnh đạo biết được tổng quan thực trạng năng suất của của Công ty theo 04 trụ cột (1) Quản lý doanh nghiệp; (2) Quản lý năng suất; (3) Nền tảng chuyển đổi số; (4) Sản xuất thông minh. Không chỉ dừng lại ở kết quả sơ bộ đó mà các Chuyên gia của VNPI đã cùng công ty tiến hành khảo sát chuyên sâu 16 khía cạnh (gồm 64 vấn đề), tiến hành đánh giá (KPIs) để lựa chọn các vấn đến ưu tiên cải tiến và xây dựng kế hoạch tổng thể để công ty tiếp tục triển khai các giải pháp để hướng tới chuyển đổi số và sản xuất thông minh.


Hình 2: Thực trạng NSCL thông qua việc đánh giá VIPA tại Công ty

Sau quá trình khảo sát thực tế, đánh giá thực trạng tại doanh nghiệp, kết hợp với kết quả của công cụ VIPA, một trong các giải pháp mà chuyên gia VNPI và doanh nghiệp đã lựa chọn đó là tối ưu hóa không gian, nâng cao môi trường làm việc và thúc đẩy các ý tưởng cải tiến thông qua áp dụng công cụ 5S.          

Với thực trạng: khu vực làm việc chưa được phân khu phù hợp với hoạt động của từng nhóm dẫn đến nhiều lãng phí trong sử dụng không gian làm việc, khu vực kho linh kiện chưa được sàng lọc và phân loại, khu vực sản xuất chưa tuân thủ các nguyên tắc sắp xếp cho từng loại vật tư, không gian làm việc bị lấp đầy các đồ vật không cần thiết...nhóm dự án đã cùng với tư vấn đã xác định tình trạng này là do nhiều nguyên nhân: Nhân sự chưa được đào tạo phương pháp xây dựng môi trường làm việc khoa học hay nhận diện các lãng phí trong hoạt đông cụ thể của từng vị trí; Công ty chưa có các văn bản hướng dẫn cụ thể, trực quan về 5S; chưa có cơ chế khuyến khích, thưởng phạt cụ thể để làm cơ sở cho hoạt động cải tiến khu vực làm việc, môi trường làm việc.

          Từ những nguyên nhân trên, nhóm tư vấn đã triển khai các giải pháp: đào tạo cho ít nhất 80% cán bộ công nhân viên, 20% còn lại sẽ tiến hành đào tạo nội bộ trong thời gian thích hợp sao cho không làm gián đoạn hoạt động chung của cả công ty; Triển khai thực hiện 3S tại 02 khu vực văn phòng và xưởng sản xuất; Layout, vẽ sơ đồ bố trí không gian làm việc 02 khu vực này; Xây dựng tài liệu, hướng dẫn dựa trên kết quả thực tế đã làm, trên cơ sở đó hoàn thiện bộ tiêu chí kiểm tra đánh giá để duy trì.

Hình 3: Một số hình ảnh quá trình đào tạo,hướng dẫn

Sau khi được đào tạo, hướng dẫn và triển khai các giải pháp trên thực tế, bước đầu đã ghi nhận được các kết quả tích cực như: (1) Đã bố trí layout phù hợp và triển khai 5S tại khối văn phòng và xưởng, (2) Triển khai 3S tại khu vực văn phòng và xưởng sản xuất, (3) Hoàn thiện bộ tiêu chí đánh giá làm cơ sở duy trì và cải tiến công cụ 5S, (4) Nâng cao nhận thức của người lao động về tầm quan trọng của việc duy trì môi trường làm việc khoa học và hiệu quả.

Hình 3: Một số hình ảnh minh họa kết quả triển khai 5S tại DN

Với những kết quả bước đầu do dự án mang lại, nhóm cải tiến và người lao động của công ty đã được tiếp cận với công cụ cải tiến năng suất. Bằng việc triển khai, duy trì và thường xuyên cải tiến công cụ 5S không chỉ tạo cho công ty môi trường làm việc sạch sẽ an toàn, tinh thần làm việc thoải mái, từ đó tạo ra năng suất chất lượng cao hơn thúc đẩy DN đạt được các mục tiêu đề ra./.

Vũ Thị Thu Hà – Viện Năng suất Việt Nam